Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Vòng loại World Cup 2018: Ecuador thống trị Nam Mỹ

Không phải hai siêu cường Brazil, Argentina, cũng chẳng phải các thế lực Colombia hay Uruguay, mà Ecuador mới đang dẫn đầu vòng loại Nam Mỹ. Đoàn quân của HLV Gustavo Quinteros đã toàn thắng 3 trận đầu tiên, thành tích tốt nhất trong lịch sử Ecuador tham dự các vòng loại World Cup.
Với 3 trận toàn thắng, Ecuador (áo vàng) đang là đội tuyển đứng đầu vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ
Với 3 trận toàn thắng, Ecuador (áo vàng) đang là đội tuyển đứng đầu vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ
BAY TRÊN 2.850 MÉT

Ở trận đấu mới nhất, Ecuador giành chiến thắng thuyết phục 2-1 trước đối thủ lớn Uruguay. HLV Oscar Tabarez (Uruguay) cho rằng độ cao đáng sợ của Quito là một trong những lợi thế lớn cho Ecuador: “Chơi tại độ cao 2.850 mét là điều khó khăn với bất kỳ đội khách nào. Các cầu thủ của tôi đã nỗ lực hết sức để chống lại tình trạng không khí loãng”.

Không phủ nhận Ecuador có chút lợi thế về điều kiện thời tiết đặc biệt. Nhưng điều đó không có nghĩa chiến thắng của đội bóng áo vàng không xứng đáng. Các học trò của HLV Gustavo Quinteros đã lấn lướt Uruguay (cầm bóng 60%), tung ra 13 pha dứt điểm so với 5 của đối thủ. Chất lượng lối chơi của Ecuador thể hiện rõ rệt trong các bàn thắng của họ, với độ gắn kết của cả tập thể và sự hưng phấn của từng cá nhân. Chẳng hạn như bàn đầu tiên là pha phối hợp xuống cánh như đá tập, dẫn đến bàn mở tỷ số của Felipe Caicedo. Còn trong bàn thắng thứ hai, Montero đã có pha đi bóng lắt léo rồi dứt điểm đẳng cấp, buộc thủ thành Muslera vất vả phá bóng trước khi Fidel Martinez đá bồi vào lưới trống. 

Thủ thành Muslera của Uruguay đã tóm được một vật thể bay (fly-camera) rơi xuống sân. Nhưng anh và các đồng đội không thể ngăn cản một Ecuador đang bay cao tại vòng loại Nam Mỹ. Uruguay chơi không tồi và cũng có vài cơ hội, nhưng tất cả đều bị thủ thành Alexander Domínguez hóa giải một cách xuất sắc. Dường như mọi vị trí của Ecuador đều ở trạng thái sung mãn nhất.


KHỞI ĐẦU TỐT NHẤT

Cần nhấn mạnh một chi tiết, Ecuador đánh bại Uruguay trong bối cảnh vắng 4 trụ cột vì chấn thương gồm Antonio Valencia, Enner Valencia, Michael Arroyo và Renato Ibarra. Điều đó cho thấy nội lực đáng nể của đội bóng dưới quyền HLV Gustavo Quinteros. Chiến lược gia mang hai quốc tịch Argentina và Bolivia mới có chưa đầy 1 năm dẫn dắt ĐT Ecuador (từ tháng 1/2015) nhưng đã làm “thay da đổi thịt” đội bóng áo vàng. Kể từ Copa America 2015 mà Ecuador rớt ngay vòng bảng cho tới vòng loại World Cup 2018 là một sự tiến bộ rõ rệt. Tại Copa America, Quinteros vẫn còn trong giai đoạn lắp ráp con người và lối chơi. Nhưng tới vòng loại World Cup, cỗ máy của ông đã vận hành một cách trơn tru.

Ecuador hiện tại không phụ thuộc quá nhiều vào các ngôi sao thi đấu ở châu Âu. Quinteros đã xây dựng thành công một phong cách chặt chẽ và hiệu quả. Ecuador đã ghi tới 6 bàn chỉ sau 3 trận, và chỉ thủng lưới 1 lần. Trong các bại tướng của thầy trò Quinteros có cả những đội bóng hàng đầu thế giới như Argentina, Uruguay (đội còn lại là Bolivia). Thực ra, cách Ecuador vượt qua Uruguay cũng không khác bao nhiêu so với khi họ thắng Argentina 2-0 ở lượt trận đầu tiên, đều là một lối chơi rất chủ động, pressing ở cường độ cao buộc đối thủ mắc sai lầm.

Với 9 điểm sau 3 lượt trận, Ecuador có màn khởi đầu tốt nhất trong lịch sử tham dự vòng loại World Cup khu vực Nam Mỹ. Vẫn còn sớm để khẳng định Ecuador là quyền lực mới của bóng đá Nam Mỹ nhưng rõ ràng thời điểm này, họ là chướng ngại vật lớn nhất cho mọi đối thủ.

CON SỐ:
2 - Ecuador đã ghi đều đặn 2 bàn/trận trong cả 3 trận đầu tiên thuộc vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.
3 - Tiền đạo Felipe Caicedo của Ecuador đã có 3 bàn thắng từ đầu vòng loại World Cup 2018, đồng dẫn đầu danh sách ghi bàn vòng loại Nam Mỹ cùng với Alexis Sanchez và Eduardo Vargas (Chile).
18 - Với pha lập công vào lưới Uruguay, Caicedo đã có tổng cộng 18 bàn thắng cho Ecuador. Qua đó, tiền đạo vượt qua Ivan Kaviedes (17) để vươn lên đứng thứ 5 trong danh sách những tay săn bàn vĩ đại nhất ĐT Ecuador.

Ứng viên Chủ tịch FIFA phản đối việc mở rộng World Cup thành 40 đội

Ông Jerome Champagne, một ứng viên Chủ tịch FIFA, công khai phản đối đề xuất nâng số đội tham dự World Cup lên thành 40 đội.

Sau khi Chủ tịch đương nhiệm Sepp Blatter dính cáo buộc tham nhũng và phải từ chức hồi tháng 6, FIFA quyết định mở cuộc bầu cử Chủ tịch mới vào tháng 2/2016. Ông Jerome Champagne, cựu cố vấn FIFA, là một trong những người chạy đua cho chiếc ghế này.
Ông Champagne phản đối đề xuất mở rộng World Cup. Ảnh: Internet.
Trong một buổi phỏng vấn gần đây trên Sky Sports, ông Champagne đã bày tỏ quan điểm về đề xuất mở rộng World Cup lên thành 40 đội: “Tôi hoàn toàn phản đối đề xuất này. World Cup chỉ nên có 32 đội như hiện tại. Tôi đồng ý với HLV Arsene Wenger rằng cứ mỗi kì bầu cử Chủ tịch FIFA là lại rộ lên những ý tưởng điên rồ.”
Ông cho rằng World Cup không cần tăng số đội tham dự, nhưng cần thay đổi thể thức thi đấu vòng loại và phân bổ lại số suất tham dự của mỗi châu lục vì cách phân bổ hiện nay không công bằng. Ví dụ như World Cup 2014, châu Âu có đến 13 đội góp mặt còn châu Phi chỉ có 5 suất.
Ngoài vấn đề World Cup, ông Champagne còn khẳng định sự trong sạch của bản thân. Vì có thời gian dài làm việc tại FIFA dưới quyền Sepp Blatter (từ năm 1999 đến 2010) nên ông bị nghi ngờ có dính líu đến vấn đề tham nhũng. Ông lên tiếng phủ nhận:“Tôi tự hào về những gì mình đã làm được tại FIFA. Tôi không quan tâm đến dư luận bởi tôi biết chắc mình hoàn toàn trong sạch. Hiện tại, tôi chỉ tập trung vào việc khôi phục lại FIFA sau cơn khủng hoảng và giúp FIFA lấy lại uy tín của mình.”

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Bóng đá Thái mơ World Cup, bóng đá Việt mơ... “ao làng”

Trong khi bóng đá Thái Lan đặt mục tiêu dự World Cup và có vẻ họ đã tiệm cận giấc mơ ấy, thì bóng đá Việt Nam vẫn chỉ vùng vẫy với giấc mơ cỏn con... đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

1. Khi các CĐV Thái Lan giăng biểu ngữ với dòng chữ “World Cup isn’t Dream” (tạm dịch: World Cup không phải là giấc mơ) trên sân Mỹ Đình vào tối ngày 13.10 để cổ vũ cho các cầu thủ của họ đang thi đấu với đội tuyển Việt Nam dưới sân, không biết có quan chức nào của VFF cảm thấy “chột dạ” hay không? Sau chiến thắng 3-0 trước Việt Nam, Thái Lan đang tiến rất gần đến vòng đấu cuối cùng của vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á, tức là việc đoạt vé dự World Cup không còn là giấc mơ mà có thể trở thành hiện thực.
bóng dá thái mo world cup, bóng dá viẹt mo... “ao làng” hinh anh 1
World Cup không phải là giấc mơ với người Thái, còn chúng ta? Ảnh: T.L.
Điều trớ trêu đó là tham dự World Cup 2018 từng là mục tiêu của bóng đá Việt Nam, được đưa vào nghị quyết của VFF khóa 4 ở thời điểm mà V.League vừa ra đời. Đó là lần đầu tiên người ta thấy VFF có một mục đích cụ thể, một tầm nhìn xa 15-20 năm mang tính chiến lược mặc dù không mấy ai tin vào điều đó. Và đúng như vậy, với những gì đang có hiện nay, ngay cả việc có mặt trong tốp 3 khu vực Đông Nam Á vẫn còn rất khó khăn với bóng đá Việt Nam mà thất bại trước Thái Lan tại Mỹ Đình đã nói lên tất cả.
2. Thái Lan bắt đầu thực hiện giấc mơ World Cup của họ chỉ cách đây có 7 năm, kể từ sau cái ngày bị Việt Nam đánh bại để đăng quang AFF Cup 2008. Họ biến nỗi đau thành hành động nhưng thay vì vội vã tập trung lực lượng để giành lại ngôi số 1 Đông Nam Á, bóng đá Thái Lan xới tung toàn bộ làng cầu, cải tổ toàn diện hệ thống thi đấu nội địa khi áp dụng mô hình giải Ngoại hạng Anh cho giải vô địch quốc gia của mình.
Họ liên tục thất bại ở những kỳ SEA Games, AFF Cup sau đó nhưng không hề có một lời than vãn, chỉ trích lẫn nhau. Chỉ 5 năm sau, bóng đá Thái Lan đã trở lại một cách ngoạn mục, thâu tóm toàn bộ các danh hiệu khu vực. Đội tuyển nữ giành vé dự World Cup, đội tuyển Futsal thì đã ở đẳng cấp thế giới, đội U23 vào VCK châu Á và bây giờ, đội tuyển quốc gia cũng đã đến rất gần mục tiêu World Cup trong khi giải Thai-League đã vươn tầm trở thành một trong những giải vô địch hàng đầu châu Á.
Còn Việt Nam, trong chiến lược phát triển bóng đá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013 thì đến năm 2030 mới tính đến việc lọt vào tốp 10 châu Á. Phải nói rằng, đó là một mục tiêu không quá tầm nhưng để làm được thì cần phải có những hành động quyết liệt ngay từ bây giờ. Cũng theo chiến lược đó, muốn vào tốp 10 châu Á thì phải đứng đầu khu vực từ nay đến năm 2020 tuy nhiên ai cũng thấy, chúng ta vẫn chưa có một động thái mang tính sẵn sàng nào cả. Và như vậy, đừng nói đến World Cup, chỉ là mục tiêu châu lục thôi cũng vẫn là giấc mộng không thể thành hiện thực.
3. Cải tổ nền bóng đá là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở duy nhất nếu muốn bóng đá Việt phát triển. Từ chỗ có khoảng cách rất gần, có sự tương đồng với Thái Lan, giờ đây bóng đá Việt Nam như một bãi chiến trường, chỗ nào cũng bị hư hỏng nặng nề, mất căn bản trầm trọng. Đào tạo trẻ tốt thì không có đầu ra cho tài năng, các CLB chuyên nghiệp đầu tư cho nhiều cũng chẳng có nguồn thu để duy trì, đội tuyển quốc gia tập trung dài hạn mấy tháng trời mỗi năm cũng không nâng nổi chất lượng khi mục tiêu vẫn loanh quanh trong khu vực Đông Nam Á. Muốn thoát ra khỏi những tư duy lạc hậu, tầm nhìn ngắn hạn ấy thì phải có những người làm bóng đá thực sự đủ Tâm, đủ Tầm chứ không chỉ chăm chăm kiếm thật nhiều chiếc ghế để ngồi tại VFF.

Beckenbauer: 'Đức không hối lộ để được đăng cai World Cup 2006'

Huyền thoại Franz Beckenbauer bác bỏ cáo buộc rằng Ban tổ chức World Cup 2006 do ông đứng đầu chi 7,6 triệu đôla cho FIFA để mua phiếu ủng hộ.
Hôm thứ sáu 16/10, Liên đoàn bóng đá Đức (DFB), sau một cuộc điều tra nội bộ, đã công khai khoản tiền 7,6 triệu đôla mà Ban tổ chức World Cup 2006 từng chi trả cho FIFA hồi tháng 4/2005. Nhưng DFB khẳng định số tiền đó không liên quan tới việc quốc gia này được trao quyền đăng cai World Cup 2006, bởi họ đã chiến thắng Nam Phi trong cuộc bỏ phiếu tại trụ sở của FIFA từ tháng 7/2000. DFB thậm chí còn cho biết muốn thu hồi khoản tiền đã hỗ trợ cho chương trình phát triển văn hóa của FIFA, nhưng bị FIFA chi sai mục đích.
Tuy nhiên, Der Spiegel, tuần báo nổi tiếng của Đức, lại có bài viết với tiêu đề "Bê bối World Cup: Đức dường như đã chi tiền mua quyền làm chủ nhà World Cup 2006". Bài viết còn có đoạn: "Những thông tin mà Spiegelthu thập được cho thấy Ủy ban vận động của Đức dường như đã lập một quỹ đen trong nỗ lực giành quyền tổ chức World Cup 2006. Các quan chức cao cấp, trong đó có người hùng bóng đá quốc gia Franz Beckenbauer, được tin rằng cũng biết về quỹ tiền thiếu minh bạch đó". Spiegel lặp lại nhiều lần các từ kiểu như “dường như”, “có thể” trong bài viết về nghi án bóng đá Đức đã hối lộ để được tổ chức World Cup 2006.
beckenbauer-duc-khong-hoi-lo-de-duoc-dang-cai-world-cup-2006
Giành quyền đăng cai và tổ chức thành công World Cup 2006 là đỉnh cao trong sự nghiệp chính khách bóng đá của Beckenbauer. Ảnh: DPA.
Nhưng khi trả lời hãng tin AFP hôm chủ nhật 18/10, Franz Beckenbauer đã phủ nhận mọi cáo buộc.
“Tôi đã không chuyển tiền cho bất cứ ai để mua phiếu bầu ủng hộ trao quyền tổ chức World Cup 2006 cho Đức", Beckenbauer, chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006, tuyên bố.
Hoàng đế bóng đá Đức còn khẳng định: “Và tôi cũng chắc chắn rằng không thành viên nào khác của ủy ban vận động đăng cai World Cup của Đức đã chi tiền mua phiếu bầu”.
Trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 7/2000, Đức giành quyền đăng cai World Cup 2006 nhờ hơn Nam Phi chỉ một phiếu ủng hộ ở vòng quyết định (12-11), khi đại biểu Charles Dempsey của LĐBĐ New Zealand bỏ phiếu trắng. Nam Phi sau đó được trao quyền tổ chức World Cup 2010.
Đây là lần đầu tiên Beckenbauer, người dẫn đầu ban vận động của Đức và sau đó là chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 2006, đáp lại những cáo buộc nhắm vào chiến dịch giành quyền đăng cai vòng chung kết Cup bóng đá thế giới cách đây chín năm.
Trước đó, hôm thứ bảy 17/10, Chủ tịch LĐBĐ Đức (DFB), ông Wolfgang Niersbach, cũng mạnh mẽ phủ nhận mọi cáo buộc về hối lộ hay quỹ đen trong quá trình vận động trao quyền tổ chức World Cup 2006.
Tạp chí Spiegel tố cáo DFB đã vay gần 8 triệu đôla hồi năm 2000 từ cựu Giám đốc điều hành Adidas, ông Robert Louis-Dreyfus, người đã qua đời. Và các quan chức bóng đá Đức đã dùng số tiền đó để hối lộ, mua phiếu bầu của bốn thành viên châu Á trong Ủy ban Điều hành gồm 24 người của FIFA. Theo Spiegel, DFB sau đó đã chuyển 7,6 triệu đôla vào một tài khoản ngân hàng của FIFA hồi năm 2005 để hoàn trả số tiền đã vay của Louis-Dreyfus khoảng năm năm trước đó.
Nhưng Chủ tịch DFB khẳng định: “Không có quỹ đen nào cả. World Cup 2006 không phải được mua bằng tiền. Tôi khẳng định khoản thanh toán 7,6 triệu đôla cho FIFA hồi năm 2005 không liên quan gì tới quyền tổ chức World Cup 2006. Cuộc điều tra nội bộ của DFB về các hoạt động tài chính chưa kết thúc, nhưng tôi khẳng định loại trừ khoản tiền đó khỏi nghi án tiêu cực".
beckenbauer-duc-khong-hoi-lo-de-duoc-dang-cai-world-cup-2006-1
Niersbach cũng mạnh mẽ phủ nhận yếu tố tiêu cực trong việc DFB do ông đứng đầu chuyển tiền cho FIFA trước World Cup 2006. Ảnh: AFP.
Những người chịu trách nhiệm cao nhất trong chiến dịch Đức tổ chức World Cup 2006 đều phủ nhận nghi án dùng tiền mua phiếu bầu của một số đại biểu, ủy viên Ban điều hành FIFA. Nhưng truyền thông thế giới vẫn có lý do để nghi ngờ về khoản tiền 7,6 triệu đôla mà các nhà tổ chức World Cup 2006 chi trả cho FIFA, sau hàng loạt bê bối tham nhũng bị phanh phui gần đây có liên quan tới các quan chức hoặc cựu quan chức FIFA.
Thứ ba 20/10, Ủy ban Điều hành FIFA có cuộc họp khẩn cấp tại Zurich, Thụy  Sĩ. Hôm 8/10, Ủy ban Đạo đức hoạt động độc lập của FIFA đã quyết định đình chỉ công tác 90 ngày đối với cả Chủ tịch sắp từ nhiệm Sepp Blatter và Chủ tịch UEFA Michel Platini, vì khoản chi trả 2 triệu đôla đang bị điều tra.
Tổng thư ký FIFA Jerome Valcke cũng bị đình chỉ công tác trong 90 ngày. Ông này đang bị điều tra tội hưởng lợi bất chính từ việc tiếp tay cho hoạt động bán vé World Cup ra chợ đen.
Tỷ phú người Hàn Quốc Chung Mong-joon, cựu phó chủ tịch FIFA, cũng bị Ủy ban Đạo đức FIFA cấm tham gia vào các hoạt động bóng đá trong sáu năm. Ông này tố cáo lại rằng quyết định đó của FIFA là một trò bẩn để ngăn ông tham gia tranh cử chức chủ tịch  FIFA vào tháng 2/2016.
Cựu phó chủ tịch FIFA Jack Warner, một thành viên khác của Ủy ban Điều hành FIFA hồi năm 2010, bị cấm hoạt động bóng đá suốt đời. Quan chức này vẫn đang bị FBI điều tra.
FIFA sẽ tiến hành Đại hội bất thường vào ngày 26/2/2016 để bỏ phiếu bầu chủ tịch mới.
Sau chiến dịch của Bộ Tư pháp Mỹ và FBI, gần đây tới lượt Bộ Tư pháp Thụy Sĩ mở rộng điều tra quá trình vận động và trao quyền đăng cai một số kỳ World Cup. Giới chức Thụy Sĩ mới đây thậm chí còn thông báo đã phát hiện 53 trường hợp nghi vấn rửa tiền trong nghi án hối lộ trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và World Cup 2022 cho Qatar, trong số đó đã có 14 người bị giới chức Mỹ và Thụy Sĩ bắt giữ.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Kim Kardashian phiên bản Nga "hâm nóng" World Cup 2018

Kim Kardashian phiên bản Nga "hâm nóng" World Cup 2018

"Sức nóng" của World Cup 2018 thời gian qua giảm dần bởi những scandal của FIFA, tuy nhiên nàng Anastasiya Kvitko đang cố gắng để kéo NHM túc cầu đến với xứ Bạch dương.

Anastasiya Kvitko là nàng siêu mẫu đang nổi đình, nổi đám ở Nga. Thời gian qua, lượng người theo dõi cô trên Instagram tăng chóng mặt, hiện đã vượt ngưỡng 700.000.
Với những số đo nóng bỏng, Kvitko được ví là Kim Kardashian phiên bản Nga. Theo mỹ nhân này tiết lộ, chính nhờ tập thể dục chăm chỉ mỗi ngày mà cô có được thân hình hoàn mỹ.
Ngoài thể dục, Anastasiya Kvitko còn yêu thích bóng đá và tất nhiên sẽ cổ vũ ĐTQG Nga ở VCK World Cup 2018.
Cùng ngắm CĐV đặc biệt của Những chú gấu Nga:

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018

Siêu mẫu đình đám bậc nhất của làng mẫu xứ bạch dương, Natalia Vodionova công khai chùm ảnh mát mắt nhằm cổ vũ đất nước Nga đăng cai World Cup 2018.
Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018Siêu mẫu khoe thân mừng Nga đăng cai World Cup 2018

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Các nữ tuyển thủ Mỹ đẹp lộng lẫy trên thảm đỏ

Các nhà vô địch World Cup nữ xúng xính trong những trang phục quyến rũ tới dự tiệc của tạp chí ESPY tối qua.

Hoa khôi tuyển Mỹ, Alex Morgan
Hoa khôi tuyển Mỹ, Alex Morgan gợi cảm với bộ đầm xẻ đùi, thu hút ống kính khi tới dự bữa tiệc do tạp chí ESPY tổ chức .
Cô gái xinh đẹp
Dù ở trên sân cỏ hay  ngoài đời, Alex Morgan vẫn khiến các fan xao xuyến bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng và nụ cười tươi tắn.
py5-6542-1437010816.jpg
Thủ môn Hope Solo 'kín mít', tươi như hoa bên chồng.
py9-6712-1437010817.jpg
Vẻ đẹp mặn mà của hậu vệ tuyển Mỹ, Ali Krieger.
py12-2931-1437010817.jpg
Nữ tuyển thủ Sydney Leroux khoe eo thon đáng ngưỡng mộ.
py13-6456-1437010818.jpg
Tiền vệ Carli Lloyd tự tin khoe vai trần trong bộ đầm dáng đuôi cá.
py16-6482-1437010818.jpg
Nữ tuyển thủ Christen Press quyến rũ với trang phục đen.
Các nhà vô địch World Cup nữ xúng xính váy áo trên thảm đỏ.
Các nhà vô địch World Cup nữ xúng xính váy áo trên thảm đỏ. Tại chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới diễn ra ở Canada hôm 5/7, Alex Morgan và các đồng đội đánh bại tuyển Nhật Bản, lần thứ ba đăng quang ở giải đấu cao nhất dành cho các nữ tuyển thủ.
Bữa tiệc của ESPY hôm qua còn có sự góp mặt của một số người đẹp thể thao tiêu biểu như Victoria Azarenka
Bữa tiệc của ESPY hôm qua còn có sự góp mặt của một số người đẹp thể thao tiêu biểu như Victoria Azarenka (quần vợt).
py6-2167-1437010816.jpg
Cựu số một thế giới làng bóng nỉ, Caroline Wozniacki, với gương mặt trang điểm khác lạ.
py4-7347-1437010816.jpg
Người đẹp trượt tuyết Lindsey Vonn, sexy với đầm đỏ xẻ đùi.
py7-8948-1437010817.jpg
Bóng hồng làng đua xe, Danica Patrick, với nhan sắc yêu kiều.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Khedira dính 'lời nguyền' của các nhà vô địch World Cup

Tiền vệ người Đức và cô bạn gái siêu mẫu Lena Gercke vừa chia tay sau 4 năm mặn nồng.


Khedira và bạn gái xinh đẹp chia tay sau 4 năm mặn nồng.
Khedira và bạn gái xinh đẹp chia tay sau 4 năm mặn nồng. Ảnh: Bild.
Hôm qua, Sami Khedira gây chú ý với lời chia sẻ về chuyện riêng tư bằng một thông báo ngắn gọn: "Lena Gercke và tôi đã đường ai nấy đi vài tuần trước. Đó là một quyết định không hề dễ dàng với cả hai. Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ thấu hiểu và tôn trọng rằng mọi chi tiết liên quan sẽ không được chia sẻ công khai".
Siêu mẫu Lena Gercke chưa có phản ứng gì sau thông báo bất ngờ của bạn trai. Tuy nhiên, người đẹp cũng khiến mọi người chú ý khi bình luận một twitter trích dẫn lời nói kinh điển của nhà thiết kế thời trang huyền thoại Coco Chanel "Nhan sắc khiến con mắt si mê nhưng tính nết mới in sâu trong tâm trí". "Chết tiệt, bà luôn đúng Coco", Lena viết. Không ít fan phán đoán, việc Khedira quyết định tới Italy khoác áo Juve cũng là một trong những lý do khiến cuộc tình đẹp của anh tan vỡ.
Khedira và Gercke từng được coi là cặp trai tài gái sắc nổi bật của Đức khi họ công khai tình cảm năm 2011. Cả hai được cho là đã bí mật đính hôn năm 2012 sau khi thực hiện bộ ảnh nóng bỏng, táo bạo cho tạp chí GQ. Cuối năm 2013, sao Đức và siêu mẫu xinh đẹp trục trặc tình cảm, thậm chí phải nhờ tới bác sĩ tâm lý nhưng sau đó nhanh chóng làm lành, tiếp tục bên nhau. Đầu năm nay, Khedira vẫn vui vẻ trở về Berlin cổ vũ người yêu khi cô diễn thời trang tại quê nhà.
Việc cặp trai tài gái sắc chia tay lại làm rộ lên câu chuyện về 'lời nguyền' của các nhà vô địch World Cup
Việc cặp trai tài gái sắc chia tay lại làm rộ lên câu chuyện về 'lời nguyền' của các nhà vô địch World Cup. Ảnh: AFP.
Ngay sau lời thổ lộ của tiền vệ 28 tuổi, giới truyền thông Đức bàn tán xôn xao và câu chuyện về "lời nguyền" của các nhà vô địch World Cup 2014 "đỏ nghiệp, đen tình" lại rộ lên. Sami Khedira là tuyển thủ Đức thứ tư tan vỡ tình yêu trong vòng một năm sau khi "Cỗ xe tăng" vô địch thế giới tại Brazil sau các đồng đội Schweisteiger, Ozil và Neuer.
Tiền vệ Bastian Schweinsteiger giờ đang say đắm bên người đẹp quần vợt Ana Ivanovic, không còn vương vấn cuộc tình kéo dài tới 7 năm với bạn gái cũ Sarah Brandner mới kết thúc chưa đầy một năm trước. Cặp đôi hot mới của làng thể thao công khai tình yêu đầu năm nay, quấn quýt không rời và thậm chí bị đồn bí mật đính hôn tại Tây Ban Nha đầu tháng 5 vừa qua.
Sau khi Schweinsteiger và Brandner chia tay mùa thu năm ngoái, một cặp đôi Đức khác cũng gặp trục trặc tình cảm là Mesut Ozil và nữ ca sĩ Mandy Capristo. Người đẹp 25 tuổi dọn đồ ra khỏi biệt thự hai người sống chung ở London sau khi phát hiện ra việc tiền vệ Arsenal lén lút tán tỉnh một bóng hồng khác. Thời gian gần đây, có tin Ozil và Capristo quay lại bên nhau nhưng cả hai vẫn rất dè dặt và chưa có bức hình chụp chung nào của cặp đôi chứng minh điều đó.
Cuộc tình thứ ba tan vỡ gây bất ngờ cho rất nhiều người là việc thủ thành Manuel Neuer chia tay bạn gái gắn bó suốt 6 năm, Kathrin Gilch. Cả hai đều là những người kín tiếng, giản dị nên việc họ không còn chung đường sau từng ấy năm gắn bó khiến không ít fan bị sốc. Cuối năm ngoái, thủ môn tài năng của Bayern Munich bị đồn hẹn hò một nữ sinh trường kinh tế trẻ kém anh 7 tuổi và kém tình cũ Kathrin tới 11 tuổi.
Neuer, Ozil và Schweisteiger đều tan vỡ tình yêu sau khi giành chức vô địch thế giới.
Neuer, Ozil và Schweisteiger đều tan vỡ tình yêu sau khi giành chức vô địch thế giới. Ảnh: Oe24.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Nhật bản lại gặp Mỹ ở chung kết World Cup nữ 2015

Bản lĩnh cùng đôi chút may mắn đã giúp Nhật Bản có được chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước Anh tại vòng bán kết. Chiến tích trên đưa những cô gái xứ sở hoa anh đào tái ngộ đối thủ nhiều duyên nợ Mỹ tại trận chung kết, diễn ra vào 6/7 tới.
Nhật Bản đang đứng trước cơ hội bảo vệ thành công chức vô địch thế giới
Nhật Bản đang đứng trước cơ hội bảo vệ thành công chức vô địch thế giới
BẢN LĨNH NHÀ ĐKVĐ
Tinh thần đã trở thành thứ vũ khí quan trọng nhất, giúp Nhật Bản vượt qua vòng bán kết World Cup nữ. Trong cuộc đối đầu với Anh sáng qua, các cô gái xứ sở hoa anh đào đã chiến đấu quả cảm như những samurai. Đại diện châu Á có phần lép vế đối phương ở khía cạnh thể lực. Lối chơi bóng dài, đầy sức mạnh của các nữ cầu thủ Anh đã gây nhiều khó khăn cho Nhật Bản. Nhưng nhờ vào bản lĩnh, sự tỉnh tảo và chút ít may mắn, Nhật Bản đã vượt qua Anh với tỷ số 2-1. Bàn ấn định chiến thắng của nhà ĐKVĐ được ghi “giúp” bởi hậu vệ Laura Bassett bên phía Tam sư vào thời gian bù giờ.

Trước khi được tận hưởng niềm vui chiến thắng, Nhật Bản đã trải qua những thời khắc nghẹt thở. Số lần dứt điểm của họ chỉ bằng một nửa các cô gái Anh. Nhiều thời điểm Nhật Bản bị đối phương đẩy lui về phần sân nhà. Nhưng những khó khăn đó không làm sờn lòng các nữ cầu thủ Nhật Bản. Họ tiếp tục chiến đấu một cách thầm lặng, kiên cường và cuối cùng nỗ lực đó cũng được đền đáp.

TRẬN CHUNG KẾT TRONG MƠ
Giờ đây, Nhật Bản đã tiến tới rất gần chiếc cúp vô địch. Chướng ngại vật cuối cùng mà họ phải vượt qua là các cô gái Mỹ. Đây là hai đối thủ nhiều duyên nợ tại các kỳ World Cup nữ. 4 năm trước trên đất Đức, họ cũng gặp nhau ở chung kết. Đó là trận đấu mà Mỹ liên tiếp vươn lên dẫn trước trong thời gian thi đấu chính thức và cả ở hiệp phụ. Nhưng Nhật Bản với sự điềm tĩnh và quyết tâm đã lần lượt san bằng cách biệt, với tỷ số 2-2 sau 120 phút thi đấu. Cuộc lội ngược dòng của Nhật Bản hoàn tất trên chấm luân lưu, với chiến thắng 3-1.


Vào thứ Hai tới, hai đối thủ nhiều duyên nợ này sẽ gặp lại nhau. Mỹ vẫn cho thấy sức mạnh ổn định với lối chơi tấn công biến hóa. Trong khi đó, Nhật Bản vươn lên bằng ý chí và sự quyết tâm. Những hình ảnh mà hai đội thể hiện tại giải lần này mang nhiều nét tương đồng với 4 năm trước. Cuộc so tài giữa các cô gái Mỹ và Nhật Bản trở thành trận chung kết trong mơ, chứa đựng nhiều bất ngờ vào ngày World Cup nữ 2015 hạ màn.

Nhật Bản lợi hại ở 15 phút cuối trận
15 phút cuối trận đang là khoảng thời gian vàng của đội nữ Nhật Bản. Nhật Bản hạ Hà Lan tại vòng 1/8 với bàn thắng được ghi ở phút 78 của Mizuho Sakaguchi. Đến vòng tứ kết, Nhật Bản vượt qua Australia nhờ pha lập công duy nhất của Mana Iwabuchi, khi thời gian thi đấu chính thức chỉ còn lại 3 phút. Còn ở cuộc đối đầu với Anh tại bán kết, pha đốt lưới nhà của Laura Bassett vào thời gian bù giờ đã đưa lại tấm vé vào chung kết cho đội nữ Nhật Bản.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nhiều ĐT châu Âu có thể bỏ World Cup nếu Blatter tại vị

Theo chủ tịch UEFA Michel Platini, nhiều đội tuyển hàng đầu châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha... có thể bỏ World Cup 2018 nếu như ông Sepp Blatter còn giữ chức Chủ tịch FIFA.
Trong mấy ngày nay báo chí thế giới xôn xao về bê bối tham nhũng của 6 quan chức cao cấp của FIFA, trong đó có Chủ tịch Sepp Blatter. Vụ việc này khiến nhiều người cảm thấy bất bình, các nhà tài trợ đòi hủy hợp đồng, ngay cả UEFA cũng bức xúc khi không cung cấp vé tham dự trận chung kết Champions League 2014/15...
Mới đây nhất, Michel Platini - Chủ tịch UEFA đại diện cho 54 quốc gia thành viên bóng đá châu Âu tiếp tục lên tiếng. Ông khẳng định sẽ hành động quyết liệt trong vụ này, nếu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tiếp tục tái đắc cử lần thứ 5 thì nhiều đội tuyển lớn có thể rút lui khỏi World Cup 2018.
chủ tịch UEFA, Michel Platini, tuyể Anh, Đức và Tây Ban Nha có thể bỏ World Cup 2018, Sepp Blatter, Chủ tịch FIFA, bê bối tham nhung fifa, 6 quan chức fifa dinh bê bối tham nhũng, anh có thẻ rút khỏi world cup 2018

Anh, Đức và 1 số ĐT hàng đầu châu Âu có thể bỏ World Cup nếu ông Blatter tái đắc cử

Theo tờ Mirror, Chủ tịch Michel Platini cho phép các đội tuyển hàng đầu châu Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Italia phản ứng mạnh mẽ bằng cách từ chối dự World Cup 2018 nếu như Sepp Blatter tiếp tục là người đứng đầu FIFA.
Tờ Mirror cũng trích lời của ông Michel Platini rằng: "Nếu Sepp Blatter tiếp tục tái đắc cử chức Chủ tịch, UEFA sẽ họp bàn để quyết định mối quan hệ với FIFA. Chúng tôi không thể tiếp tục làm việc như vậy với FIFA. Thế là quá đủ rồi".
Trước bê bối của Chủ tịch Sepp Blatter, Phó chủ tịch David Gill của FA cũng mạnh dạn tuyên bố rằng: "Với những gì đã xảy ra, người đứng đầu tổ chức nên từ chức. Tôi khẳng định Anh sẽ không tham dự bất cứ buổi họp nào của FIFA nếu Sepp Blatter còn tại vị. Đây không phải là chuyện cá nhân".c
Cách đây không lâu, ông Reinhard Rauball - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức và là một nhân vật có 'số má' tại UEFA cũng công khai chỉ trích FIFA. Ngoài ra, ông Rauball còn tuyên bố UEFA đang cân nhắc khả năng tách khỏi FIFA nếu như bê bối nêu trên không sớm được giải quyết.
Dù đang nhận rất nhiều chỉ trích, nhưng trong buổi họp Đại hội đồng FIFA hôm qua (28/5) ông Sepp Blatter đã phủ nhận mọi trách nhiệm. Vị lãnh đạo tối cao của bóng đá thế giới cũng tuyên bố sẽ hợp tác để tìm cách giải quyết bê bối trong thời gian sớm nhất.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

World Cup nữ 2015: Hàn Quốc giành vé trước mũi Tây Ban Nha

ĐT nữ Hàn Quốc đã ngược dòng giành chiến thắng 2-1 trước ĐT Tây Ban Nha để lấy tấm vé thứ 2 của bảng E vào chơi vòng 1/8 World Cup nữ 2015 đang diễn ra ở Canada.
Niềm vui của các cầu thủ Hàn Quốc
Niềm vui của các cầu thủ Hàn Quốc
Trước trận đấu này, Tây Ban Nha có khởi đầu không tốt ở bảng E khi họ mới có 1 điểm sau 2 lượt đấu. Tuy nhiên, đẳng cấp của Tây Ban Nha vẫn là điều không thể phủ nhận. Nên nhớ, họ cũng thắng tới 11, chỉ thua 3/20 trận gần nhất. Khả năng chiến thắng của họ càng cao hơn bởi Hàn Quốc chơi khá tệ. Đội bóng châu Á không thắng cả 3 trận gần nhất và đang xếp bét bảng E (cũng có 1 điểm).

Tại cuộc chiến trên sân TD Place, Tây Ban Nha thậm chí còn mở tỷ số trước nhờ công của Veronica Boquete ở phút 29. Trong thời gian tiếp theo của hiệp 1, Hàn Quốc thi đấu khá nỗ lực và tạo ra nhiều nguy hiểm về phía khung thành của thủ môn Ainhoa Tirapu. Tuy vậy, kết quả 1-0 vẫn được đội nữ Tây Ban Nha giữ nguyên cho tới khi bước vào giờ nghỉ.


Hàn Quốc đã ngược dòng ấn tượng trước Tây Ban Nha
Ngay khi hiệp 2 trở lại, Hàn Quốc tìm được bàn gỡ hòa nhờ công So-Hyun Cho ở phút 53 với pha đánh đầu cận thành hiểm hóc. Hưng phấn sau khi có được bàn quân bình tỷ số 1-1, đại diện của châu Á liên tục gia tăng sức ép và "tra tấn" đối thủ bằng lối chơi đậm chất thể lực.

Đến phút 78, Hàn Quốc bất ngờ nâng tỷ số lên 2-1 với pha làm bàn may mắn của Soo-Yun Kim. Cô gái này đã có pha lốp bóng khéo léo vào góc xa khung thành đối phương từ bên phía cánh phải. Dù Tây Ban Nha rất quyết tâm trong thời gian còn lại, nhưng tỷ số 2-1 vẫn không thay đổi. Chiến thắng nhọc nhằn trước các cô gái đến từ xứ sở Bò tót đã giúp Hàn Quốc có vé đi tiếp.

Ở trận đấu cùng giờ, Brazil gia cố ngôi đầu bảng bằng chiến thắng nhẹ nhàng 1-0 trước Costa Rica. Cầu thủ ghi bàn giúp Brazil bỏ túi 3 điểm là Raquel với pha lập công ở phút 83.

Chung cuộc, Brazil vững vàng ở vị trí số 1 với 9 điểm sau 3 lượt trận còn Hàn Quốc xếp thứ 2 với 4 điểm. Đây cũng là 2 đội của bảng E giành quyền vào chơi vòng 1/8.

Lịch thi đấu vòng tứ kết 
Ngày 20/6, Đức vs Thụy Điển
Ngày 20/6, Trung Quốc vs Cameroon

Ngày 21/6, Brazil vs Australia
Ngày 21/6, Pháp vs Hàn Quốc
Ngày 21/6, Canada vs Thụy Sỹ

Ngày 22/6, Na Uy vs Anh
Ngày 22/6, Mỹ vs Colombia

Ngày 23/6, Nhật vs Hà Lan

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Giải vô địch bóng đá thế giới 1970

Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (tên chính thức là 1970 Football World Cup - Mexico / Mexico 70) là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ chín và đã được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 6 năm 1970 tại Mexico. Đây là lần đầu tiên giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức tại Bắc Mỹ. Giải vô địch lần này được những người hâm mộ xem là giải hay nhất cho đến nay.
Sau 32 trận đấu, Brasil đã chiếm giải lần thứ ba và do đó, được quyền giữ cúp vĩnh viễn.

Mục lục

  [ẩn
  • 1 Vòng loại
  • 2 Các sân vận động
  • 3 Phân nhóm
  • 4 Trọng tài
  • 5 Đội hình
  • 6 Vòng bảng
    • 6.1 Bảng 1
    • 6.2 Bảng 2
    • 6.3 Bảng 3
    • 6.4 Bảng 4
  • 7 Vòng đấu loại trực tiếp
    • 7.1 Tứ kết
    • 7.2 Bán kết
    • 7.3 Tranh hạng ba
    • 7.4 Chung kết
  • 8 Vô địch
  • 9 Danh sách cầu thủ ghi bàn
  • 10 Giải thưởng
  • 11 Bảng xếp hạng giải đấu
  • 12 Tham khảo
  • 13 Liên kết ngoài

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

71 đội bóng tham dự vòng tuyển và được chia theo các châu lục để chọn ra 14 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Mexico và đội đương kim vô địch thế giới Anh. (Xem Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (vòng loại))

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

GuadalajaraLeónMexico CityPueblaToluca
Sân vận động JaliscoSân vận động Nou CampSân vận động AztecaSân vận động CuauhtémocSân vận động Luis Dosal
Sức chứa: 71,000Sức chứa: 30,000Sức chứa: 107,247Sức chứa: 36,000Sức chứa: 30,000
Estadio jalisco.jpgEstadioLeon.jpgEstadio Azteca 07a.jpgEl Estadio Cuauhtémoc.jpgNemesio diez.JPG

Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 trên bản đồ Mexico
Guadalajara
Guadalajara
León
León
Mexico City
Mexico City
Puebla
Puebla
Toluca
Toluca
5 thành phố đăng cai các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới 1970

Phân nhóm[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm 1: Châu Âu INhóm 2: Châu MỹNhóm 3: Châu Âu IINhóm 4: Các đội còn lại
  •  Anh (đương kim vô địch)
  •  Ý
  •  Liên Xô
  •  Tây Đức
  •  Brasil
  •  México (chủ nhà)
  •  Peru
  •  Uruguay
  •  Bỉ
  •  Bungary
  •  Tiệp Khắc
  •  Thụy Điển
  •  El Salvador
  •  Israel
  •  Maroc
  •  România

Trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Danh sách cầu thủ tham dự giải vô địch bóng đá thế giới 1970

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng 1[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (Bảng 1)
ĐộiSố trậnThắngHoàThuaBàn thắngBàn thuaHiệu sốĐiểm
 Liên Xô321061+55
 México321050+55
 Bỉ310245−12
 El Salvador300309−90
  • Chú thích: Liên Xô xếp trên Mexico nhờ hơn về hiệu số bất phân thắng bại.
31 tháng 5, 1970
México 0–0 Liên Xô
3 tháng 6, 1970
Bỉ 3–0 El Salvador
6 tháng 6, 1970
Liên Xô 4–1 Bỉ
7 tháng 6, 1970
México 4–0 El Salvador
10 tháng 6, 1970
Liên Xô 2–0 El Salvador
11 tháng 6, 1970
México 1–0 Bỉ

Bảng 2[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (Bảng 2)
ĐộiPldWDLGFGAGDPts
 Ý312010+14
 Uruguay311121+13
 Thụy Điển31112203
 Israel302113−22
2 tháng 6, 1970
Uruguay 2–0 Israel
3 tháng 6, 1970
Ý 1–0 Thụy Điển
6 tháng 6, 1970
Uruguay 0–0 Ý
7 tháng 6, 1970
Thụy Điển 1–1 Israel
10 tháng 6, 1970
Uruguay 0–1 Thụy Điển
11 tháng 6, 1970
Israel 0–0 Ý

Bảng 3[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (Bảng 3)
ĐộiPldWDLGFGAGDPts
 Brasil330083+56
 Anh320121+14
 România310245−12
 Tiệp Khắc300327−50
2 tháng 6, 1970
România 0–1 Anh
3 tháng 6, 1970
Tiệp Khắc 1–4 Brasil
6 tháng 6, 1970
România 2–1 Tiệp Khắc
7 tháng 6, 1970
Anh 0–1 Brasil
10 tháng 6, 1970
România 2–3 Brasil
11 tháng 6, 1970
Anh 1–0 Tiệp Khắc

Bảng 4[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (Bảng 4)
ĐộiPldWDLGFGAGDPts
 Tây Đức3300104+66
 Peru320175+24
 Bungary301259−41
 Maroc301226−41
2 tháng 6, 1970
Peru 3–2 Bungary
3 tháng 6, 1970
Maroc 1–2 Tây Đức
6 tháng 6, 1970
Peru 3–0 Maroc
7 tháng 6, 1970
Bungary 2–5 Tây Đức
10 tháng 6, 1970
Peru 1–3 Tây Đức
11 tháng 6, 1970
Bungary 1–1 Maroc

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Giải vô địch bóng đá thế giới 1970 (vòng đấu loại trực tiếp)
Tứ kếtBán kếtChung kết
          
14 tháng 6 – Mexico City    
  Liên Xô 0
17 tháng 6 – Guadalajara
  Uruguay (h.p.) 1 
  Uruguay 1
14 tháng 6 – Guadalajara
    Brasil 3 
  Brasil 4
21 tháng 6 – Mexico City
  Peru 2 
  Brasil 4
14 tháng 6 – Toluca  
   Ý 1
  Ý 4
17 tháng 6 – Mexico City
  México 1 
  Ý (h.p.) 4Tranh hạng ba
14 tháng 6 – León
    Tây Đức 3 20 tháng 6 – Mexico City
  Tây Đức (h.p.) 3
  Uruguay 0
  Anh 2 
  Tây Đức 1
 

Tứ kết[sửa | sửa mã nguồn]

14 tháng 6, 1970
12:00
Liên Xô 0–1 (h.p.) Uruguay
Chi tiếtEspárrago Bàn thắng 117'
Sân vận động AztecaMexico City
Khán giả: 26,085
Trọng tài: Laurens van Ravens (Hà Lan)

14 tháng 6, 1970
12:00
Ý 4–1 México
Guzmán Bàn thắng 25' (l.n.)
Riva Bàn thắng 63 ',  76'
Rivera Bàn thắng 70'
Chi tiếtGonzález Bàn thắng 13'
Sân vận động Luis DosalToluca
Khán giả: 26,851
Trọng tài: Rudolf Scheurer (Thụy Sĩ)

14 tháng 6, 1970
12:00
Brasil 4–2 Peru
Rivellino Bàn thắng 11'
Tostão Bàn thắng 15'52'
Jairzinho Bàn thắng 75'
Chi tiếtGallardo Bàn thắng 28'
Cubillas Bàn thắng 70'
Sân vận động JaliscoGuadalajara
Khán giả: 54,233
Trọng tài: Vital Loraux (Bỉ)

14 tháng 6, 1970
12:00
Tây Đức 3–2 (h.p.) Anh
Beckenbauer Bàn thắng 68'
Seeler Bàn thắng 82'
Müller Bàn thắng 108'
Chi tiếtMullery Bàn thắng 31'
Peters Bàn thắng 49'
Sân vận động Nou CampLeón
Khán giả: 23,357
Trọng tài: Ángel Norberto Coerezza (Argentina)

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

17 tháng 6, 1970
16:00
Uruguay 1–3 Brasil
Cubilla Bàn thắng 19'Chi tiếtClodoaldo Bàn thắng 44'
Jairzinho Bàn thắng 76'
Rivellino Bàn thắng 89'
Sân vận động JaliscoGuadalajara
Khán giả: 51,261
Trọng tài: José María Ortiz de Mendibil (Tây Ban Nha)

Bài chi tiết: Trận đấu giữa Ý và Tây Đức (Giải vô địch bóng đá thế giới 1970)
ngày 17 tháng 6 năm 1970
16:00
Ý 4–3 (h.p.) Tây Đức
Boninsegna Bàn thắng 8'
Burgnich Bàn thắng 98'
Riva Bàn thắng 104'
Rivera Bàn thắng 111'
Chi tiếtSchnellinger Bàn thắng 90'
Müller Bàn thắng 94 ',  110'
Sân vận động AztecaMexico City
Khán giả: 102,444
Trọng tài: Arturo Yamasaki (Mexico)

Tranh hạng ba[sửa | sửa mã nguồn]

20 tháng 6, 1970
16:00
Uruguay 0–1 Tây Đức
Chi tiếtOverath Bàn thắng 26'
Sân vận động AztecaMexico City
Khán giả: 104,403
Trọng tài: Antonio Sbardella (Ý)

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1970
ngày 21 tháng 6 năm 1970
12:00
Brasil 4–1 Ý
Pelé Bàn thắng 18'
Gérson Bàn thắng 66'
Jairzinho Bàn thắng 71'
Carlos Alberto Bàn thắng 86'
Chi tiếtBoninsegna Bàn thắng 37'
Sân vận động AztecaMexico City
Khán giả: 107,412
Trọng tài: Rudi Glöckner (Đông Đức)

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Star*.svg Star*.svg Star*.svg
Vô địch World Cup 1970
Flag of Brazil.svg
Brasil
Lần thứ ba

Danh sách cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

10 bàn
  • Tây Đức Gerd Müller
7 bàn
  • Brasil Jairzinho
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà
  • México Javier Guzmán (trong trận gặp  Ý)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quả bóng vàngBrasil Pelé (Brasil)[1]
  • Chiếc giày vàngĐức Gerd Müller (Tây Đức)[2]
  • Cầu thủ trẻ xuất sắc (Awarded retrospectively): Peru Teófilo Cubillas (Peru)[3]
  • Đội tuyển chơi đẹp Peru[2]

Bảng xếp hạng giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

RĐộiGPWDLGFGAGDPts.
1 Brasil36600197+1212
2 Ý26321108+28
3 Tây Đức465011710+710
4 Uruguay2621345−15
Bị loại ở tứ kết
5 Liên Xô1421162+45
6 México1421164+25
7 Peru442029904
8 Anh342024404
Bị loại ở vòng bảng
9 Thụy Điển231112203
10 Bỉ1310245−12
 România3310245−12
12* Israel2302113−22
13** Bungary4301259−41
14 Maroc4301226−41
15 Tiệp Khắc3300327−50
16 El Salvador1300309−90
Giải vô địch bóng đá thế giới 1970
1970 Football World Cup poster.jpg
Poster chính thức của World Cup 1970
Thông tin chung
Nước chủ nhàMéxico Mexico
Thời gian31 tháng 5 – 21 tháng 6 (22 ngày)
Số đội16 (từ 5 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu(tại 5 thành phố)
Vị trí chung kết
Vô địch Brasil (lần thứ 3)
Á quân Ý
Hạng ba Tây Đức
Hạng tư Uruguay
Thống kê
Số trận đấu32
Số bàn thắng95 (2.97 bàn/trận)
Khán giả1.604.065 (50.127 khán giả/trận)
Vua phá lướiTây Đức Gerd Müller (10 bàn)
← Anh 1966
Tây Đức 1974 →